Phân biệt Chứng nhận Halal và Kosher
Chúng ta thường thấy một số gói thực phẩm có gắn logo “Halal” và logo “Kosher”. Nhiều người trong chúng ta biết rằng đây là những thực phẩm cho người Hồi giáo và người Do Thái, nhưng có một số không biết sự khác biệt giữa hai loại này. Dưới đây KOF-K Kosher sẽ trình bày rõ ràng về cách phân biệt, sự giống và khác nhau giữa Halal và Kosher cũng như chứng nhận Halal và chứng nhận Kosher.
Sự giống nhau và khác nhau của Halal và Kosher được tóm tắt trong bảng sau:
HALAL |
KOSHER |
Theo Luật ăn kiêng của người Hồi Giáo |
Theo Luật ăn kiêng của người Do Thái |
Cấm uống rượu hoặc bất kỳ sản phẩm nào chứa rượu là một trong các thành phần. |
Cho phép uống rượu, nước nho và rượu nho pha chế theo các tiêu chuẩn kosher ( luật ăn kiêng của người Do Thái). |
Cho phép ăn động vật thủy sản. |
Cấm ăn động vật thủy sản không có vảy và vây. |
Để thịt được coi là Halal, tên của Allah phải được nói ra trước khi giết từng con vật. Không được ăn máu động vật. |
Con vật phải được chết không đau đớn, khi giết mổ phải có giáo sỹ Do thái theo dõi. Không ăn máu động vật. |
Cho phép kết hợp thịt và sữa khi ăn uống và chế biến. |
Không cho phép kết hợp thịt và sữa hay các chất dẫn xuất của chúng khi chế biến và ăn uống. |
Dụng cụ chế biến thực phẩm được sử dụng để chế biến thực phẩm không phải là Halal nếu như nó được khử trùng theo luật ăn kiêng của Halal. |
Không được dùng dụng cụ chế biến chung choThịt và Sữa, hoặc giữa sản phẩm kosher và không kosher. |
Chứng nhận cấp là chứng nhận Halal
|
Chứng nhận cấp là chứng nhận Kosher
|
Chứng nhận Halal: quy tắc chế biến thực phẩm được quy định bởi Islam. Thực phẩm Halal phải được chế biến và xử lý mà không sử dụng các nguyên liệu cấm và phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt của Islam. |
Chứng nhận Kosher: quy tắc chế biến thực phẩm phải tuân theo luật ăn kiêng của Do Thái gọi là Karusht, bao gồm cách thực hiện giết mổ động vật, tách rời thực phẩm có nguồn gốc sữa và thịt, cũng như các quy định về động vật, thủy sinh được ăn và không được ăn,... |
Tóm lại, Cả chứng nhận Kosher và Halal đều có mục tiêu đảm bảo rằng thực phẩm đáp ứng các yêu cầu tôn giáo đặc biệt của cộng đồng Do Thái và Hồi Giáo, và cả hai đều đặt ra các quy tắc chặt chẽ về nguồn gốc và chế biến thực phẩm.. Để gia tăng khách hàng và thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu nên đăng ký cấp các chứng nhận này, coi như một khoản đầu tư nhỏ nhưng mang lại lợi ích to lớn.
Chứng nhận trên thị trường có rất nhiều tổ chức cấp, giá trị và sự chấp nhận rất khác nhau. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, doanh nghiệp nên chọn những tổ chức uy tín và đã được nhận diện rộng rãi trên thế giới như những tổ chức nằm trong top lớn nhất thế giới (Big 5) để khi làm chứng nhận một lần mà xuất khẩu được nhiều quốc gia trên thế giới cũng như gia tăng uy tín doanh nghiệp, độ tin cậy trên từng sản phẩm.
ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN Tại đây